Nghiên cứu xác lập các kiểu nguồn gốc thành tạo quặng volfram ở Việt Nam



Yüklə 171,31 Kb.
tarix05.03.2018
ölçüsü171,31 Kb.
#30500

Phụ lục 01: Tóm tắt báo cáo kết quả đề tài

TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu xác lập các kiểu nguồn gốc thành tạo quặng volfram ở Việt Nam”. Mã số:TNMT.03.43.

  1. Thông tin chung về đề tài

Tổ chức chủ trì đề tài: Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.

    1. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Nam;

    2. Email:nguyenamnt@gmail.com

    3. Cán bộ tham gia nghiên cứu chính:

  • ThS. Nguyễn Thị Huyền (thư ký đề tài);

  • ThS. Nguyễn Tâm;

  • ThS. Nguyễn Thanh Hương;

  • ThS. Nguyễn Thị Minh;

  • ThS. Phạm Bình;

  • ThS. Nguyễn Viết Tuân.

    1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Xác lập các kiểu nguồn gốc thành tạo quặng volfram ở Việt Nam, phục vụ cho công tác nghiên cứu, dự báo, đánh giá tiềm năng, triển vọng khoáng sản volfram ở Việt Nam.

    1. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất của các khu vực phân bố các thành tạo chứa quặng; Nghiên cứu đặc điểm hình thái cấu trúc thân quặng, mức độ biến đổi của đá vây quanh.

- Nghiên cứu quy luật phân bố của các thân quặng, mối liên quan của chúng với các đá thành tạo magma.

- Nghiên cứu về đặc điểm thành phần thạch học, khoáng vật của các thân quặng và đá vây quanh của các kiểu quặng, xác định tổ hợp khoáng vật cộng sinh, các nguyên tố đi kèm.

- Nghiên cứu đặc điểm bao thể và xác định điều kiện nhiệt độ, độ sâu thành tạo của thành tạo của kiểu quặng volfram ở từng vùng.

- Nghiên cứu về nguồn gốc, quy luật phân bố, điều kiện thành tạo và dự báo tài nguyên khoáng sản…

- Nghiên cứu, xác lập các kiểu nguồn gốc thành tạo quặng volfram ở từng vùng.

- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu, xác lập các kiểu nguồn gốc thành tạo quặng volfram đặc trưng, xác định quy luật phân bố và dự báo triển vọng khoáng sản của chúng.


    1. Thời gian thực hiện: 2013 - 2015

    2. Kinh phí:

Kinh phí phê duyệt: 1.623 triệu đồng.

Kinh thực hiện: 1.227,483 triệuđồng.

  1. Tóm tắt báo cáo kết quả nghiên cứu

    1. Mở đầu (giới thiệu vắn tắt về xuất xứ của đề tài/dự án).

Volfram là một kim loại có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của con người. Các hợp kim từ volfram được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp điện, điện tử, luyện kim, kỹ thuật hàn nhiệt độ cao; sản xuất kính có chiết xuất cao; sản xuất vũ khí, kỹ thuật hạt nhân; hóa công nghiệp…

Quặng volfram nguyên sinh chủ yếu được thành tạo trong các mỏ nguồn gốc skarn và nhiệt dịch, thường liên quan với các thành tạo magma xâm nhập granit. Trong điều kiện thứ sinh, volfram được hình thành trong các mỏ sa khoáng, do tích tụ từ sự phá hủy các mỏ quặng nguyên sinh chứa volfram.

Kết quả nghiên cứu đến nay cho thấy ở nước ta đã phát hiện ra nhiều điểm quặng volfram trong đá gốc và trong sa khoáng như ở các khu vực Pia Oắc - Cao Bằng, Ngân Sơn - Bắc Kạn, Thiện Kế - Tuyên Quang, Núi Pháo - Thái Nguyên, Bù Me –Thường Xuân - Thanh Hóa, Bà Nà - Quảng Nam, Núi Đất- Ninh Thuận, Đồi Cờ - Mé Pu - Bình Thuận, Sa Thầy - Kon Tum, Lộc Lâm - Lâm Đồng... Trong đó, một số điểm mỏ volfram đã được xác định nguồn gốc quặng hóa cũng như đánh giá sơ bộ về triển vọng khoáng sản của chúng.

Mặc dù các nghiên cứu về volfram ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, vẫn cần được đầu tư nghiên cứu hơn nữa về các nội dung sau:



  • Đặc điểm cấu trúc địa chất, quy mô phân bố, mối liên quan của các đá sinh với đá chứa volfram.

  • Đặc điểm thành phần vật chất của các thân quặng và đá vây quanh.

  • Điều kiện thành tạo, các yếu tố khống chế quặng hóa volfram và khoáng sản đi cùng.

  • Kiểu nguồn gốc thành tạo quặng volfram đặc trưng đối với từng vùng trên cả nước.

Từ những tồn tại nêu trên là cơ sở cho việc triển khai đề tài “Nghiên cứu xác lập các kiểu nguồn gốc thành tạo quặng volfram ở Việt Nam”. Kết quả đạt được của đề tài này cùng với các kết quả nghiên trước đây về địa chất khoáng sản volfram trên cả nước sẽ là cơ sở khoa học quan trọng giúp cho việc dự báo, đánh giá tài nguyên khoáng sản volfram, đồng thời định hướng cho công tác tìm kiếm thăm dòloại hình khoáng sản này ở nước ta một cách hiệu quả hơn.

    1. Phương pháp nghiên cứu, điều tra khảo sát, tính toán và trang thiết bị nghiên cứu đã sử dụng thực tế(nêu sơ lược, không quá hai trang giấy);

      1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, xử lý các tài liệu

Thu thập, tổng hợp và xử lý các tài liệu các tài liệu nghiên cứu về địa chất khoáng sản nói chung, các tài liệu trong nước và quốc tế liên quan đến nguồn gốc và điều kiện thành tạo của volfram.

      1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

  • Khảo sát thực địa tại các khu vực Núi Pháo - Đại Từ - Thái Nguyên; Thiện Kế - Sơn Dương -Tuyên Quang và Mé Pu - Đức Linh - Bình Thuận nhằm nghiên cứu, xác định sự có mặt, quy luật phân bố và mối liên quan về không gian của các thành tạo địa chất – đá chứa và không chứa quặng volfram có trong vùng nghiên cứu. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc hình thái các thân quặng, sự biến đổi, các biểu hiện quặng hóa của volfram và các khoáng sản đi cùng trong các thân quặng. Nghiên cứu đặc điểm khe nứt và các kiến trúc, cấu tạo phá hủy. Thu thập tài liệu thực tế lấy các loại mẫu phục vụ cho công tác phân tích như thạch học, khoáng vật, bao thể, hóa, vi phân tích điện tử dò điện tử (EPMA)…

      1. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng

  1. Các phương pháp phân tích khoáng vật

- Các phương pháp phân tích khoáng vật được áp dụng là phân tích thạch học lát mỏng; khoáng tướng và trọng sa theo khối lượng được phê duyệt. Trong đó đã phân tích 50 mẫu thạch học tập trung chó các đá biến đổi trong thân quặng, các đá vây quanh thân quặng và các đá granit; 70 mẫu khoáng tướng tập trung cho các mẫu quặng ở các khu vực nghiên cứu chi tiết; 16 mẫu trong sa nhân tạo, đồng thời phân tích bổ sung và thu thập nhiều kết quả phân tích thạch học lát mỏng, khoáng tướng và trọng sa từ các nghiên cứu đã công bố.

  1. Các phương pháp phân tích hóa - lý

  • Phương pháp phân tích vi dò điện tử (ElectronProbe MicroAnalyser - EPMA): Ứng dụng của phương pháp EPMA nhằm xác định định lượng thành phần hóa học của các khoáng vật tạo quặng, tạo đá, các bao thể rắn, vv... Kết quả của phương pháp phân tích EPMA là cơ sở tài liệu giúp cho việc xác định sự tồn tại của các đối tượng nghiên cứu, từ đó luận giải môi trường và điều kiện thành tạo của chúng.

  • Phương pháp phân tích hóa silicat: Phương pháp cho phép xác định hàm lượng (%TL) của các nguyên tố tạo đá chính dưới dạng các ôxit.

  • Phương pháp phân tích huỳnh quang tia X (XRF): Ứng dụng của phương pháp để xác định hàm lượng (%TL) của các nguyên tố tạo đá chính có trong mẫu dưới dạng các ôxít và hàm lượng (ppm) các nguyên tố nguyên tố vết, hiếm vết có hàm lượng thấp.

  • Phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử: xác định hàm lượng các nguyên tố Au, Ag, As, Bi, Mn, Sn...và W trong mẫu.

  • Phương pháp phân tích ICP-MS: Cho phép phân tích hơn 70 nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn từ Li đến U, đồng thời có thể xác định hàm lượng của chúng với độ nhậy và độ chọn lọc rất cao (giới hạn phát hiện từ ppb-ppt đối với tất cả các nguyên tố). Kết quả phân tích ICP-MS nhằm xác định hàm lượng (ppm) của các nguyên tố tạp chất, nguyên tố vết trong mẫu nghiên cứu, làm cơ sở cho luận giải nguồn gốc môi trường và điều kiện thành tạo của volfram, khả năng sinh và chứa quặng của các đá đá magma và đá biến đổi.

Trong nghiên cứu này đề tài đã phân tích 34 mẫu ICP-MS, XRF, 18 mẫu hóa silicát, 50 mẫu EPMA và thu thập nhiều kết quả từ các nghiên cứu trước đây phục vụ cho nghiên cứu và luận giải trong báo cáo.

- Phương pháp phân tích đồng hóa bao thể: Mục đích của phương pháp nhằm xác định nhiệt độ tương đối và nhiệt độ thực tạo khoáng, nhiệt động học của dung dịch và khí, nhiệt độ hoà tan và kết tinh của vi khoáng vật, sự chuyển đổi pha.

Kết quả của phương pháp này là một trong những cơ sở xác định điều kiện nhiệt độ thành tạo quặng trong các loại mỏ khác nhau (mỏ nhiệt dịch, khí thành, pegmatit).

Kết quả xác định điều kiện nhiệt độ thành tạo của phương pháp phân tích bao thể có thể kết hợp với kết quả xác định tổ hợp khoáng vật công sinh bằng phương pháp khoáng tướng là cơ sở khoa học khẳng định điều điều kiện thành tạo của chúng.

Trong nghiên cứu này đề tài đã trực tiếp phân tích 50 mẫu nhiệt độ đồng hóa bao thể và thu thập nhiều kết quả nghiên cứu trước đây và được sử dụng trong báo cáo.



  1. Các phương pháp phân tích đồng vị

Phương pháp đồng vị U-Pb, Ar-Ar, K-Ar được áp dụng trong việc xác định tuổi thành tạo của các thành tạo magma granit liên quan với các thành tạo quặng volfram.

Phương pháp đồng vị Rb-Sr được áp dụng trong việc xác định nguồn gốc thành tạo của các magma granit (nguồn vỏ hay nguồn manti...) liên quan với các thành tạo quặng volfram.



Mặc dù só lượng mẫu đồng vị không được thực hiện theo như thuyết minh đã phê duyệt. Tuy nhiên, đề tài đã thu thập được nhiều kết quả mới từ các bài báo đăng trong tạp chí có uy tín trong nước và quốc tế sử dụng cho việc luận giải trong nghiên cứu này.

  1. Phương pháp chuyên gia, xử lý số liệu, đối sánh và luận giải

Ngoài các kết quả phân tích của đề tài, các số liệu từ các kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước đã công bố và các tài liệu nghiên cứu về volfram ở trên thế giới đã được đề tài thu thập lưu trữ và lưu trên máy tính để nghiên cứu, phân tích, đối sánh... nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra.

    1. Danh mục các kết quả, sản phẩm KHCN đạt được với số lượng, chủng loại và chỉ tiêu chất lượng, yêu cầu khoa học chính;

  • Các sản phẩm khoa học:

    Số TT

    Tên sản phẩm

    Số lượng

    Khối lượng

    Chất lượng

    Xuất sắc

    Đạt

    Không đạt

    Xuất sắc

    Đạt

    Không đạt

    Xuất sắc

    Đạt

    Không đạt

    1

    Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài




    01
















    01




    2

    Sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản volfram khu vực Thiện Kê-Sơn Dương- Tuyên Quang. Tỷ lệ 1:10.000




























    3

    Sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản volfram khu vực Núi Pháo – Đại Từ - Thái Nguyên. Tỷ lệ 1:10.000




    01
















    01




    4

    Sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản volfram khu vực Mé Pu – Đức Linh – Bình Thuận. Tỷ lệ 1:10.000




    01
















    01




    5

    Chuyên đề 3.1: Thu thập, tổng hợp kết quả nghiên cứu về địa chất khoáng sản volfram và các kiểu phân loại mỏ của chúng ở Việt Nam và trên thế giới.




    01
















    01




    6

    Chuyên đề 3.2: Tổng quan các phương pháp nghiên cứu xác lập các kiểu nguồn gốc thành tạo quặng volfram.




    01
















    01




    7

    Chuyên đề 3.3: Nghiên cứu đặc điểm thành phần các nguyên tố chính và hiếm vết của các đá magma granit liên quan với thành tạo volfram ở khu vực Thiện Kế - Tuyên Quang và Núi Pháo Thái Nguyên.




    01
















    01




    8

    Chuyên đề 3.4: Nghiên cứu các đặc điểm thành phần các nguyên tố chính và hiếm vết của các đá magma granit liên quan với thành tạo volfram ở khu vực Mé Pu - Đức Linh - Bình Thuận




    01
















    01




    9

    Chuyên đề 3.5: Nghiên cứu đặc điểm biến đổi của đá vây quanh và tính phân đới theo không gian của các thành tạo quặng volfram ở khu vực Thiện Kế -Tuyên Quang và Núi Pháo - Thái Nguyên.




    01
















    01




    10

    Chuyên đề 3.6: Nghiên cứu đặc điểm biến đổi của đá vây quanh và tính phân đới theo không gian của các thành tạo quặng volfram ở khu vực Mé Pu - Đức Linh - Bình Thuận




    01
















    01




    11

    Chuyên đề 3.7: Nghiên cứu xác định nguồn gốc, tuổi thành tạo và bối cảnh địa động lực hình thành các đá granit khu vực Thiện Kế -Tuyên Quang và Núi Pháo -Thái Nguyên




    01
















    01




    12

    Chuyên đề 3.8: Nghiên cứu xác định nguồn gốc, tuổi thành tạo và bối cảnh địa động lực hình thành các đá granit khu vực Mé Pu - Đức Linh - Bình Thuận




    01
















    01




    13

    Chuyên đề 3.9: Đặc điểm cấu trúc địa chất và các yếu tố khống chế quặng hóa volframở khu vực mỏ Núi Pháo -Thái Nguyên




    01
















    01




    14

    Chuyên đề 3.10: Đặc điểm cấu trúc địa chất và các yếu tố khống chế quặng hóa volfram ở khu vực Thiện Kế - Tuyên Quang




    01
















    01




    15

    Chuyên đề 3.11: Đặc điểm cấu trúc địa chất và các yếu tố khống chế quặng hóa volfram ở khu vực Mé Pu - Đức Linh - Bình Thuận




    01
















    01




    16

    Chuyên đề 3.12: Nghiên cứu đặc điểm bao thể và xác định điều kiện nhiệt độ thành tạo của các kiểu quặng hóa volfram ở khu vực mỏ Núi Pháo -Thái Nguyên




    01
















    01




    17

    Chuyên đề 3.13: Nghiên cứu đặc điểm bao thể và xác định điều kiện nhiệt độ thành tạo của các kiểu quặng hóa volfram ở khu vực Thiện Kế - Tuyên Quang




    01
















    01




    18

    Chuyên đề 3.14: Nghiên cứu đặc điểm bao thể và xác định điều kiện nhiệt độ thành tạo của kiểu nguồn gốc quặng volfram ở khu vực Bình Thuận




    01
















    01




    19

    Chuyên đề 3.15: Xác lập các kiểu nguồn gốc thành tạo quặng volfram ở khu vực Núi Pháo -Thái Nguyên và đánh giá triển vọng của chúng.




    01
















    01







    Chuyên đề 3.16: Xác lập các kiểu nguồn gốc thành tạo quặng volfram ở khu vực Thiện Kế - Tuyên Quang và đánh giá triển vọng của chúng.




    01
















    01




    20

    Chuyên đề 3.17: Xác lập các kiểu nguồn gốc thành tạo quặng volfram ở khu vực Mé Pu - Đức Linh - Bình Thuận và đánh giá triển vọng của chúng.




    01
















    01




  • Các công bố khoa học (các bài báo trong nước và ngoài nước và tên tạp trí khoa học, năm công bố....):Bài báo đăng trong Tạp chí Địa chất và Khoáng sản. Tập 11. Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản:“Đặc điểm khoáng hoá và điều kiện nhiệt độ thành tạo volfram ở mỏ Đồi Cờ - Bình Thuận”, (Nguyễn Văn Nam và nnk, 2015).

  • Công tác đào tạo sau đại học (ghi rõ số lượng thạc sĩ, tiến sĩ được hỗ trợ từ kết quả nghiên cún của đề tài; số lượng đã bảo vệ và số lượng chưa bảo vệ).

    1. Tình hình đăng ký sở hữu trí tuệ (phần mềm, bản đồ chuyên đề, quyền sở hữu công nghiệp...);

    2. Kết quả đề tài có tác động đối với công tác điều tra cơ bản và quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường:

Ý nghĩa khoa học:

  • Báo cáo đã xác lập được các kiểu nguồn gốc thành tạo quặng volfram ở Việt Nam với những đặc điểm địa chất riêng biệt cho mỗi kiểu (gồm: nguồn sinh, đá chứa, biến đổi vây quanh thân quặng, tổ hợp khoáng vật quặng, điều kiện nhiệt độ thành tạo, quy luật phân bố thân quặng).

  • Kết quả của báo cáo là cơ sở khoa học định hướng cho công tác nghiên cứu, đánh giá khoáng sản volfram ở các điểm quặng, điểm mỏ (ngoài các vùng nghiên cứu chi tiết).

Ý nghĩa thực tế:

  • Đối với những vùng nghiên cứu chi tiết, ngoài những kết quả đạt được vừa nêu, báo cáo đã xác lập được các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm khoáng sản volfram, đồng thời vạch ra các diện tích có tiềm năng triển vọng khoáng sản volfram, định hướng cho công tác nghiên cứu tiếp theo.

    1. Kết luận (toàn văn như báo cáo chính)

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu như đã trình bày ở trên, có thể rút ra một số kết luận như sau:

  1. Về nguồn gốc thành tạo quặng volfram

Đề tài đã xác lập được các kiểu thành tạo quặng volfram ở Việt Nam như mục tiêu đã đề ra. Theo đó kiểu nguồn gốc thành tạo quặng volfram nguyên sinh là greisen, nhiệt dịch và skarn; kiểu volfram nguồn gốc ngoại sinh (sa khoáng).

Các kiểu mỏ volfram nguyên sinh ở nước ta phân bố ở nhiều nơi liên quan với các thành tạo magma xâm nhập granit (nguồn sinh) (các magma xâm nhập granit kiểu Ankroet – Cà Ná (khu vực phía Nam - đới Đà Lạt), xâm nhập granit kiểu Bà Nà – Hải Vân (khu vực Đà Nẵng), magma xâm nhập phức hệ Bản Chiềng (khu vực Bù Me -Thanh Hóa), phức hệ Pia Oắc (khu vực Pia Oắc – Cao Bằng, Thiện Kế - Thái Nguyên và Núi Pháo - Tuyên Quang ở phía Bắc), phức hệ Phia Bioc (khu vực Bắc Kạn).



+ Đặc điểm của các thành tạo quặng volfram nguồn gốc greisen, nhiệt dịch:

  • Thân quặng thường có dạng mạch, hệ mạch, dạng thấu kính, xâm tán hoặc lấp đầy các khe nứt và hệ khe nứt chủ yếu trong đới tiếp xúc giữa magma xâm nhập granit và các đá vây quanh, hoặc trên vòm các khối xâm nhập granit (kiểu greisen vòm đỉnh) và ít hơn trong các đá vây quanh là các đá trầm tích lục nguyên hoặc trầm tích phun trào (ryolit). Các mạch và hệ mạch thạch anh chứa chứa quặng thường phát triển kéo dài không liên tục.

  • Biến đổi cạnh mạch của các thân quặng chủ yếu là greisen hóa, thạch anh hóa, muscovit hóa, turmalin hóa, microclin hóa, sericit hóa...

  • Tổ hợp khoáng vật quặng đặc trưng gồm: thạch anh – volframit (casiterit), thành tạo trong giai đoạn đầu với nhiệt độ thành tạo trong khoảng 300-410oC và trên 410oC (nhiệt dịch nhiệt độ cao); Tổ hợp thạch anh – volframit – sulfur (pyrit, arsenopyrit, chalcopyrit) và các khoáng vật chứa bismuth được thành tạo trong giai đoạn sau, có nhiệt độ thành tạo trong khoảng từ 200 – 300oC.

  • Các khoáng vật phi quặng thường gặp là thạch anh, muscovit, feldspar kali.

+ Đặc điểm của các thành tạo quặng volfram nguồn gốc skarn:

  • Thân quặng thường có dạng khối, dạng đới, dạng thấu kính hoặc dạng ổ, phát triển tại rìa tiếp xúc của các thể xâm nhập granit với các đá vây quanh là trầm tích lục nguyên carbonat.

  • Các khoáng vật chính trong quặng volfram nguồn gốc skarn chủ yếu là sheelit (rất hiếm gặp volframit), thường đi cùng với khoáng hóa sulfur của các nguyên tố Cu, Au, Bi, Fl…

  • Các khoáng vật phi quặng thường gặp là granat, clinopyroxen (Cpx), amphibol (hornblend), biotit, calcit…

+ Đặc điểm của các thành tạo quặng volfram nguồn gốc ngoại sinh (sa khoáng):

  • Các thành tạo quặng volfram nguồn gốc sa khoáng thường đi cùng với các mỏ nguồn gốc nội sinh (greisen và nhiệt dịch) và skran (ít hơn), chúng thường phân bố không xa - trong hoặc quanh khu vực có phân bố các thành tạo quặng volfram trong đá gốc. Khoáng vật chứa volfram trong sa khoáng chủ yếu là volframit (rất ít sheelit), thường đi cùng với các sa khoáng thiếc (casiterit).

  1. Về dự báo triển vọng khoáng sản volfram ở các khu vực nghiên cứu:

  • Ở nước ta các mỏ quặng volfram nguồn gốc skarn ít phổ biến hơn các mỏ quặng volfram nguồn gốc greisen và nhiệt dịch nhưng thường có quy mô mỏ lớn (đặc điểm này cũng tương tự trên thế giới), điển hình là mỏ volfram nguồn gốc skarn ở Núi Pháo. Trong khi các kiểu thành tạo volfram nguồn gốc greisen, nhiệt dịch ở nước ta gặp phổ biến ở nhiều nơi nhưng thường có quy mô mỏ nhỏ (bảng 4.15)

  • Trong các diện tích nghiên cứu chi tiết: Khu mỏ Đồi Cờ diện tích rất có triển vọng nhất là diện tích ở trung tâm mỏ Đồi Cờ; Khu mỏ Thiện Kế diện tích rất có triển vọng là khu vực mỏ Tây Bắc Thiện Kế, có triển vọng là khu vực mỏ Hội Kế. Khu mỏ volfram “đa kim” Núi Pháo, diện tích rất có triển vọng là khu thân quặng chính (khu vực Dốc Chẹo), diện tích có triển vọng là khu vực Núi Chiêm, khu vực Núi Con Mèo và khu vực Đông Bắc thân quặng chính; Khu vực trung tâm khối Núi Pháo có triển vọng về khoáng sản volfram nguồn gốc nhiệt dịch.

Các khu vực Pia Oắc – Cao Bằng, Thiện Kế - Tuyên Quang ; Đồi Cờ - Bình thuận có triển vọng về volfram trong sa khoáng.

Kiến nghị

Trong khu vực Nam Núi Pháo (ngoài diện tích khu mỏ volfram hiện đang được khai thác), cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu để đánh giá tiềm năng triển vọng khoáng sản volfram ở khu vực này. Tiếp tục nghiên cứu thứ tự thành tạo khoáng vật khu vực mỏ đa kim Núi Pháo vì quá trình biến chất trao đổi skarn và greisen trong khu mỏ rất phức tạp. Việc nghiên cứu này mang ý nghĩa khoa học cao. Tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ về nguồn gốc xuất sinh của granit khối Núi Pháo và khối Đá Liền. Đặc biệt là mối liên quan của granit khối Đá Liền với khoáng hóa sulfur khu vực Nam Núi Pháo.

Ở khu vực phía Nam, đặc biệt trong phạm vi đới Đà Lạt, nhiều điểm mỏ quặng volfram chỉ được nghiên cứu tổng hợp thông qua các kết quả nghiên cứu khoáng sản thiếc và molipden, do đó cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu ở các khu vực có các biểu hiện khoáng hóa thiếc và molipden nhằm đáng giá chính xác tiềm năng và triển vọng khoáng sản volfram ở mỗi điểm mỏ.


  1. Tóm tắt tiếng Anh

Title of project: Research, established formations origin types of tungsten ore in Vietnam.Code of project: TNMT.03.43.

In Vietnam, the tungsten deposits were discovered in many places, such as: Pia Oac - Cao Bang; Thien Ke - Tuyen Quang; Dai Tu - Thai Nguyen; Ngan Son - Bac Kan; Bu Me -Thuong Xuan - Thanh Hoa; Ba Na - Quang Nam, Eaple - Dak Lac, Ngoc Tu; Sa Thay; Dak Knang; Pang Xim - Lac Duong - Lam Dong; Me Pu - Binh Thuan, Nui Dat - Ninh Thuan.

The research results show that:

About the origin of tungsten deposits in Viet Nam:There are two types of primary tungsten depositsconsist of greisen - hydrothermal and skarn types; and a type of exogenous origin (placer deposits).

The types of primary tungsten deposits distributed in many places, they are associated with granite intrusive (as types of Ankroet - Ca Na complex distributed in the south of Da Lat zone), types of Ba Na - Hai Van complex (in Da Nang area), Ban Chieng complex (in Bu Me – Thanh Hoa area), Pia Oac complex (Pia Oac - Cao Bang, Thien Ke – Tuyen Quang and Nui Phao – Thai Nguyen), Phia Bioc complex (Bac Kan area).

Characteristics of tungsten deposits in greisen – hydrothermal origin: For this type, the ore body usually in the form of veins, lenses and disseminated or fill in the cracks, mainly distributed in the contact zone between granite intrusive and the enclosing rocks or on in the tops of dome granitic massifs and less common than in enclosingterrigenous carbonate sediments rocks or eruption sediments rocks (rhyolite). The tungsten bearing quartz veins usually development prolonged intermittently.

Alteration of the enclosing rock near ore body mainly are greisenization, quartzization, muscovitization, tourmalinization microclinization, sericitization.

Associations of ore mineral parageneses consist of quartz - wolframite (cassiterite) was formed in the early stages, the forming temperature from about 300-410oC to above 410oC (high temperature hydrothermal stage); Associations of ore mineral parageneses consist of quartz - wolframite - sulfide (pyrite, arsenopyrite, chalcopyrite) and bismuth bearing minerals are formed in the later stages, the forming temperature in the ranges from 200 - 300oC. The non-ore minerals common are quartz, muscovite, potassium feldspar minerals.

Characteristics of tungsten deposits in skarn origin:The ore body of this type generally in blocks, zonal, lenticular figure, they developed at the contact boundary between granite massif with enclosing terrigenous carbonate sediments rocks.

- The main minerals in tungsten deposits in skarn origin mainly are scheelite (rare wolframite), often associated with sulphide mineralization of Cu, Au, Bi, Fl elements.

- The non-ore minerals are common garnet, clinopyroxene (CPX), amphibole (hornblende), biotite, calcite ...

Characteristics of tungsten deposits in exogenous origin (placer deposits):

- They are often distributed not far - in or around the area which distributed the primary tungsten deposits, mainly are in greisen and hydrothermal origin, less common than in skarn origin. Minerals in placer mainly are wolframite (rare scheelite), often associated with the placer tin (cassiterite).

Forecasting about potential of tungsten minerals in the research area:In Vietnam, tungsten deposits in skarn origin less common than tungsten deposits in greisen and hydrothermal origin, but they are usually large-scale mines, especially as tungsten mine in skarn origin in Nui Phao – Thai Nguyen. While these types of tungsten deposits in greisen - hydrothermal origin are very common in many places, but are often small-scale mines.

- At the Doi Co mine area, the very prospect area are distributed at center;

-At Thien Ke – Tuyen Quang mine area: the very prospect area are distributed at the northwest area, the prospect area are distribution at Hoi Ke.

- For Nui Phao "poly-metallic" - tungsten Mine: the very prospect area are distributed at Largest mining pits; the prospect area are distributed at Cat Mountain, Chiem Mountain area and Northeast of Largest mining pits.

The central area of Nui Phao Mountain block has prospect for tungsten mineral in hydrothermal origin.



Prospects areas for tungsten deposits in placer origin consist of Pia Oac - Cao Bang, Thien Ke - Tuyen Quang; Doi Co - Binh Thuan.

  1. Phụ lục 02: Tóm tắt hoạt động ứng dụng và chuyển giao kết quả

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG VÀ CHUYÊN GIAO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Tên đề tài:Nghiên cứu xác lập các kiểu nguồn gốc thành tạo quặng volfram ở Việt Nam”.

  1. Kết quả hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài:

    1. Sản phẩm/kết quả được ứng dụng:

    2. Tổ chức/ cá nhân ứng dụng kết quả:

  • Tên tổ chức/ cá nhân:

    1. Hình thức ứng dụng kết quả:

    2. Đánh giá ứng dụng kết quả của đề tài:

  • Thời gian bắt đầu ứng dụng:

  • Hiệu quả ứng dụng (văn bản quản lý; đổi mới công nghệ; tăng năng suất; nâng cao độ tin cậy...)

  1. Kết quả hoạt động chuyển giao kết quả nghiên cứu của các đề tài:

    1. Sản phẩm/kết quả được chuyển giao:

    2. Tổ chức/ cá nhân nhận chuyển giao kết quả:

  • Tên tổ chức/ cá nhân:

    1. Phương thức chuyển giao kết quả:

    2. Đánh giá chuyên giao kết quả của đê tài:

  • Thời gian bắt đầu chuyển giao kết quả:

  • Hiệu quả chuyển giao kết quả (đổi mới công nghệ; tăng năng suất; nâng cao độ tin cậy...)

  1. Kiến nghị việc ứng dụng và chuyên giao kết quả nghiên cứu:



Thủ trưởng tổ chức chủ trì đề tài

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2016

Chủ nhiệm đề tài

TS. Nguyễn Năm Nam

Yüklə 171,31 Kb.

Dostları ilə paylaş:




Verilənlər bazası müəlliflik hüququ ilə müdafiə olunur ©genderi.org 2024
rəhbərliyinə müraciət

    Ana səhifə