Bộ giáo dục và ĐÀo tạO



Yüklə 53,16 Kb.
tarix14.01.2018
ölçüsü53,16 Kb.
#20549

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

_____________________________________________________



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________________________





ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN


  1. Thông tin chung

Tên học phần: CÁC PHƯƠNG PHÁP HIỆN ĐẠI ỨNG DỤNG

TRONG PHÂN TÍCH THỰC PHẨM

Food Modern Analytical Methods

Mã số: FS503

Thời lượng: 2(1,5-0,5)

Loại: chuyên ngành, bắt buộc

Học phần tiên quyết: không

Nhằm mục tiêu: a1, b1, c1

Bộ môn quản lý: Công nghệ Sau thu hoạch



  1. Mô tả

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cốt lõi về các phương pháp hiện đại ứng dụng trong phân tích thực phẩm bao gồm: phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-Vis, phương pháp quang phổ nguyên tử như quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS, quang phổ plasma ghép cặp cảm ứng (ICP-EAS, ICP-MS), các phương pháp sắc ký hiện đại (HPLC, GC), các phương pháp phân tích cấu trúc cơ bản (phổ UV-Vis, phổ IR, phổ MS, phổ NMR, nhiễu xạ tia X).



  1. Mục tiêu

Sau khi kết thúc học phần học viên có thể:

1) Tiếp cận các phương pháp phân tích hiện đại.

2) Ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong phân tích nông sản.



  1. Nội dung

TT

Chủ đề

Nhằm mục tiêu

Số tiết

LT

TH

1.

1.1.


1.2.

1.3.


1.4.

1.5.



Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-Vis

Nguồn gốc phổ hấp thụ phân tử UV-Vis

Cơ sở lý thuyết của phương pháp

Sơ đồ thiết bị - Cách vận hành

Các cách định lượng bằng phương pháp đo quang UV-Vis

Ứng dụng phương pháp đo quang UV-Vis trong phân tích nông sản



1, 2

4

2

2.

2.1.


2.2.


Phương pháp quang phổ nguyên tử

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

Cơ sở lý thuyết của phương pháp- Nguyên tắc định tính và định lượng

Giới thiệu các kỹ thuật F-AAS, HG-AAS, GF-AAS và ứng dụng trong phân tích nông sản

Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử (EAS)

Cơ sở lý thuyết của phương pháp- Nguyên tắc định tính và định lượng

Giới thiệu các thiết bị F-AES, ICP-AES, ICP-MS

Ứng dụng trong phân tích nông sản



1, 2

4

2

3.

3.1.

3.2.

3.3.



Các phương pháp phân tích sắc ký hiện đại

Đại cương về quá trình tách sắc ký

Các khái niệm cơ bản liên quan đến quá trình sắc ký

Phân loại các kỹ thuật sắc ký hiện đại

Các đại lượng cơ bản đánh giá hiệu quả tách sắc ký

Phương pháp HPLC

Nguyên tắc

Thiết bị


Ứng dụng trong phân tích nông sản

Phương pháp GC

Nguyên tắc

Thiết bị


Ứng dụng trong phân tích thực phẩm

1, 2

7

3

4.

4.1.

4.2.
4.3.
4.4.


Phương pháp phân tích cấu trúc

Nguồn gốc phổ dao động IR

Các tần số hấp thụ IR đặc trưng của các nhóm chức - Các yếu tố ảnh hưởng

Ứng dụng phổ IR trong phân tích cấu trúc phân tử

Phương pháp phổ khối lượng (MS)

Sự hình thành phổ MS – Các kỹ thuật ion hóa mẫu và phân tách ion

Cơ chế phân mảnh-Các yếu tố ảnh hưởng sự phân mảnh

Thiết bị


Ứng dụng trong phân tích thực phẩm

Phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)

Nguồn gốc hình thành phổ NMR

Khái niệm về độ chuyển dịch hóa học – Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chuyển dịch hóa học

Cường độ tin hiệu - Tương tác spin-spin- Hằng số tách

Thiết bị - Ứng dụng

Phương pháp nhiễu xạ tia X

Sự hình thành phổ nhiễu xạ tia X

Thiết bị - Các kỹ thuật đo

Ứng dụng phổ nhiễu xạ tia X trong phân tích nông sản (cấu trúc tinh thể)



1, 2

5

3




  1. Tài liệu

1) Nguyễn Thị Thu Vân (2004), Phân tích định lượng, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

2) Phạm Luận (2006), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.

3) Nguyễn Đình Triệu (2003), Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hóa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4) Nguyễn Đình Triệu (2001), Bài tập và thực tập các phương pháp phổ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5) David Harvey (2000), Modern Analytical Chemistry, Mc Graw-Hill, USA.

6) José A. C. Broekaert (2002), Analytical Atomic Spectrometry with Flames and Plasmas, WILEY-VCH Verlag GmbH, Germany.

7) Michael W. Dong (2006), Modern HPLC for practicing scientists, John Wiley, USA.

8)Veronika R. Meyer (2000), Practical High-Performance Liquid Chromatography, 3rd-Edition, John Wiley & Sons, G.B.

9) Leo M. L. Nollet (2000), Food Analysis by HPLC, Marcel Dekker Inc., Belgium.

10) Marie-Isabel Aguilar (2004), HPLC of peptides and proteins: methods and protocols, Humana Press Inc., USA

11) Susan R. Mikkelsen, (2004), Bioanalytical chemistry, John Wiley & Sons, Inc, USA.

12) Robert L. Grob, Eugene F. Barry (2004), Modern Practice of Gas Chromatography, John Wiley & Sons, USA.

13) Pradyot Patnaik (2006), Dean’s Analytical Chemistry Handbook, Mc Graw-Hill, USA

14) Günter Gauglitz and Tuan Vo-Dinh (2003), Handbook of Spectroscopy, WILEY-VCH Verlag, Germany.




  1. Đánh giá

    1. Thang điểm đánh giá:

1) Đánh giá kết quả học tập học phần của học viên (đánh giá học phần) bao gồm hai phần bắt buộc là đánh giá quá trình và thi kết thúc học phần;

2) Điểm đánh giá quá trình và thi kết thúc học phần theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), cho điểm chẵn;

3) Điểm học phần là tổng các điểm đánh giá quá trình (có trọng số 30%) và điểm thi kết thúc học phần (có trọng số 70%) đã nhân với trọng số và được làm tròn đến phần nguyên.

4) Điểm học phần từ 5 điểm trở lên là đạt yêu cầu.



    1. Các hoạt động đánh giá:

TT

Hoạt động đánh giá

Hình thức đánh giá

Trọng số

1.

Tiểu luận hoặc kiểm tra

chấm điểm

30%

2.

Thi kết thúc học phần

viết hoặc vấn đáp

70%

GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN

TS. Vũ Ngọc Bội

THƯ KÝ HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. Mai Thị Tuyết Nga TS. Vũ Ngọc Bội
Yüklə 53,16 Kb.

Dostları ilə paylaş:




Verilənlər bazası müəlliflik hüququ ilə müdafiə olunur ©genderi.org 2024
rəhbərliyinə müraciət

    Ana səhifə